Nghị định số 100 ra đời với những quy định ngặt nghèo về việc xử phạt về người tham gia giao thông trong máu có nồng độ cồn cao theo nghị định 100 khiến nhiều người lo lắng. Do đó, các tài xế truyền tai nhau các cách làm giảm nồng độ cồn nhanh nhất. Vậy những cách này có hiệu quả hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Quy định xử phạt trong nghị định 100
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Thủ tướng ký ban hành ngày 30/12/2019 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Nghị định này bổ sung và tăng mức xử phạt lên 218 hành vi, nhóm hành vi. Trong đó đáng chú ý là mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong máu. Hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn.
*** Mức xử phạt cụ thể như sau:
Theo Nghị định này, chỉ cần trong hơi thở của tài xế có nồng độ cồn từ 0 – 0,24 miligam/1 lít khí thở. Sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy. Và phạt tới 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô.
Nồng độ cồn từ 0 – 0,24 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe máy.
Phạt nồng độ cồn xe máy lên đến từ 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt 4 – 5 triệu đồng. Và phạt 16 – 18 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô.
Đặc biệt, khi nồng độ cồn từ 0,40 miligam/1 lít khí thở trở lên thì người điều khiển xe máy bị phạt từ 6 – 8 triệu đồng. Và người điều khiển ô tô bị xử phạt từ 30 – 40 triệu đồng.
Tóm lại theo quy định mới nhất trong Nghị định 100. Chỉ cần người tham gia giao thông trong máu có nồng độ cồn đã bị phạt với mức tiền phạt khá cao.
Người có nồng độ cồn 0,40 miligam/1 lít khí thở trở lên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng Nghị định 46/2016/NĐ-CP chỉ quy định phạt đến 16 – 18 triệu đồng và tước quyền dùng giấy phép lái xe 4 – 6 tháng.
Thời gian mà nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể bạn là bao lâu?
Chắc chắn ai cũng biết, rượu, bia là những loại đồ uống lên men có hàm lượng cồn cao. Nhưng lại rất được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Nồng độ cồn tồn tại trong máu, hơi thở, nước tiểu… của người sử dụng rượu, bia. Thời gian nó tồn tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thời gian giữa các lần uống,…
Thời gian nồng độ tồn tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, giới tính, thời gian giữa các lần uống,…
- Lượng cồn trong máu có thể được loại bỏ với mức trung bình khoảng 0,015% mỗi giờ. Tuy nhiên, uống rượu bia trong lúc đói thì quá trình đào thải sẽ lâu hơn.
- Máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra hơi thở có mùi cồn lên đến 24 giờ sau khi uống rượu.
- Cồn tồn tại trong nước tiểu đến 80 giờ. Tức là 3 – 4 ngày sau khi uống rượu.
- Khoảng 10 – 24 giờ sau khi bạn sử dụng rượu, bia cồn vẫn có thể được phát hiện trong nước bọt của người uống.
Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở
# Uống thuốc giải rượu
Thuốc giải rượu là gợi ý hàng đầu mà các bác tài truyền tai nhau khi muốn tìm cách làm giảm nồng độ cồn nhanh nhất. Khi dùng thuốc giải rượu sẽ giúp giảm nồng độ cồn trong bia đồng thời cũng giã rượu bia nhanh hơn.
Tuy nhiên, người dùng cần chú ý uống thật nhiều nước để giảm lượng cồn trong máu. Đồng thời tăng cường hoạt động để quá trình loại bỏ cồn trong hơi thở được diễn ra nhanh hơn.
# Dùng xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su chua
Cách thứ hai mà các bác tài truyền tai nhau đó là dùng những thứ gây thơm miệng như kẹo cao su, bạc hà. Hoặc xịt miệng để loại bỏ mùi của rượu. Kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu.
Kẹo cao su có vị chua sẽ có hiệu quả tốt nhất trong việc giải quyết mùi rượu.
Ngoài ra, kẹo cao su còn kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi axit, vi khuẩn. Thậm chí là các hạt gây mùi trong miệng. Tuy nhiên lượng cồn trong hơi thở được đẩy lên từ phổi.
Do đó, thời làm mất đi mùi rượu và nồng độ cồn vẫn còn tồn tại dù các bác tài còn ăn bao nhiêu kẹo cao su và xịt miệng đi nữa.
# Hút thuốc lá
Đây cũng là cách làm giảm nồng độ cồn nhanh nhất mà các tài xế chia sẻ. Bởi họ cho rằng khói thuốc lá sẽ xua đi mùi bia rượu. Nhưng thực chất hoàn toàn ngược lại, hút thuốc là còn làm tăng thêm chỉ số độ cồn trong hơi thở đó nhé.
Vì khi cháy thuốc lá sẽ sinh ra khí acetal dehyde. Đây một chất mà máy đo xác định nồng độ rượu trong máu. Vì vậy cách này hoàn toàn không hiệu quả trong việc làm giảm lượng cồn trong máu.
# Ngậm đồng xu
Thậm chí nhiều bác tài còn dùng chiêu ngậm đồng trong đồng xu để vô hiệu hóa lượng cồn trong hơi thở. Nhưng thực tế đã chứng minh cách này sẽ không thành công.
# Thực hiện các thao tác: Thở gấp, nín thở hoặc vận động mạnh
Từ nghiên cứu của Đại học Linköping, Thụy Điển chỉ ra rằng nếu người uống rượu bia vận động mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn thì chắc chắn sẽ làm chỉ số đo được tầm 10%.
Nếu người uống rượu bia vận động mạnh hoặc thở gấp khoảng 20 giây ngay trước khi kiểm tra nồng độ cồn thì sẽ làm chỉ số đo được tầm 10%.
Nhưng nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nếu nín thở 30 giây trước khi thổi vào máy sẽ làm chỉ số đo tăng lên 15,7% đó nhé. Các bác tài cần lưu ý để tránh bị phạt nặng hơn nha.
# Thổi nhẹ, không thổi vào máy hoặc hít ngược vào phổi
Tất cả các thủ thuật này đều không thành công. Vì loại máy đo nồng độ cồn mà cảnh sát giao thông hiện đang dùng được trang bị cảm biến áp suất. Do đó, nó có thể phát hiện chuyển động của luồng khí. Nếu bác tài không thổi máy sẽ không cho ra kết quả. Và áp dụng chiêu trò này sẽ khiến tăng nguy cơ bị xử phạt nặng hơn.
# Đánh răng, súc miệng
Nhiều bác tài còn cho rằng đánh răng, súc miệng thật kỹ sau khi uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm nồng độ cồn. Nhưng như đã chia sẻ bên trên, lượng cồn tồn tại trong phổi. Nên khi đánh răng, súc miệng chỉ giảm được rất ít. Đó là chưa kể tới việc các bác tài dùng nhầm một số loại kem đánh răng có chứa cồn sẽ còn có tác dụng ngược.
# Uống mắm tôm
Mới đây trên mạng xã hội một số người truyền tai nhau rằng uống 1 – 2 cốc mắm tôm là sẽ loại bỏ được mùi rượu bia. Tuy nhiên, hiệu quả thì chưa được chứng minh. Nhưng nếu dùng nhiều mắm tôm như vậy có khả năng cao người uống sẽ bị tiêu chảy,… Đặc biệt, mắm tôm có mùi rất khó chịu. Và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể mang theo bên người.
Ngoài những cách làm giảm nồng độ cồn nhanh nhất trên đây. Nhiều người còn từng thử phương thức sáng tạo hơn. Như: Ăn giấy vệ sinh, nhai áo, uống cà phê, uống những loại nước có gas,…Với hy vọng có thể làm mất đi độ cồn nhanh chóng. Tuy nhiên, cafein hoặc những chất có đường nhiều chỉ giúp tỉnh táo những không hề giảm được nồng độ cồn.
Không uống rượu bia trước khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.
Làm gì để không bị phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông?
- Cách tốt và an toàn nhất là sau khi uống rượu bia các bác tài không nên tự lái xe. Mà hãy gọi xe ôm, taxi hoặc người nhà đến đón về.
- Nếu buộc phải đi xe các bác tài hãy ngồi nghỉ ngơi khoảng vài tiếng. Hoặc ngủ 1 giấc ngắn trước khi lái xe để nồng độ cồn trong máu giảm xuống.
- Các bác tài có thể sử dụng các loại thuốc giúp giải rượu. Vì đây là cách làm giảm nồng độ cồn nhanh và hiệu quả nhất. Đừng quên uống thật nhiều nước để giảm nồng độ cồn trong máu và giải rượu, bia nhanh hơn.
Các cách giảm nồng độ cồn nhanh mà chúng tôi chia sẻ bên trên chỉ có thể làm giảm bớt phần nào nồng độ cồn trong hơi thở. Tuy nhiên, với các loại thiết bị hiện đại ngày nay, rất khó để qua mặt lực lượng cảnh sát giao thông.
Do đó, cách tốt nhất là những ai đã uống rượu bia nên bắt xe ôm, taxi về nhà. Không nên uống rượu bia trước khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân bạn và mọi người các bác tài nhé.